Cháy nổ luôn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Các vụ hoả hoạn, cháy nổ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng con người. Vì vậy, nhiều gia đình đã bảo vệ mình bằng cách tự trang bị các loại vật liệu chống cháy tốt nhất.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn các vật liệu chống cháy trên thị trường hiện nay, việc chọn lựa được những vật liệu chất lượng và phù hợp là vấn đề không hề dễ dàng. Tính chống cháy của vật liệu là yếu tố được nhiều khách hàng rất quan tâm. Vì vậy, hãy cùng Gỗ Việt điểm qua một số vật liệu có tính năng chống cháy hiện nay, cũng như tìm hiểu chi tiết tính chống cháy của vật liệu trong xây dựng và đời sống nhé!
1. Vật liệu chống cháy là gì?
Vật liệu chống cháy là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao, không bắt cháy được chế tạo để làm hạn chế sự lan truyền của các ngọn lửa.
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô, sẽ rất dễ xảy ra những nguy cơ về hoả hoạn. Do đó, việc sử dụng các loại vật liệu chống cháy phù hợp và đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa rất tốt tình trạng hoả hoạn xảy ra.
2. Tính chống cháy của tấm panel KHS
Tấm panel KHS chống cháy là “hiện tượng” mới trong lĩnh vực chống cháy, cách nhiệt. Loại vật liệu này được chế tạo và tận dụng những phế phẩm nông nghiệp, tái chế không giới hạn.
Tấm panel KHS chống cháy với khả năng chịu lực cao, nếu được kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác sẽ tạo nên một bức tường vô cùng bền bỉ.
Đặc biệt, vật liệu này còn có khả năng chống cháy cực kỳ tốt. Sản phẩm có hiệu quả ngăn cháy, không bắt cháy liên tục 6h khi bị lửa tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt với nhiệt độ 1000°C. Vì vậy, tấm panel KHS chống cháy thường được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng như:
- Sử dụng trong nhà bếp, để cản trở sự lây lan của ngọn lửa khi sử dụng bếp, bởi đây là nơi tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ rất cao.
- Sử dụng làm vách nhà, làm các khu vực ngăn cách để ngăn chặn tình trạng lây lan hỏa hoạn,…
- Sử dụng để chống cháy cho vách, cửa gỗ, cửa thép, ốp dầm, cột ngăn cháy tốt nhất.
Panel KHS không tạo khói đen, không bắt cháy, không độc tốt. Ứng dụng đa dạng, dễ dàng thi công, thay thế hoàn toàn một số vật liệu trong ngành nội thất, xây dựng.
3. Tính chống cháy của Ceramic ( Bông gốm)
Bông cách nhiệt độ cao ceramic được làm từ sợi gốm là một loại sợi nhân tạo tổng hợp. Khả năng chịu nhiệt trên 1000°C
Bông gốm Ceramic được sản xuất với độ tinh khiết cao, với tính ổn định hóa học vượt trội cho ra các khả năng tuyệt vời sau:
- Sản phẩm có khả năng cách nhiệt tuyệt vời.
- Khả năng chịu lửa cũng như các đặc tính cách âm.
- Bông Ceramic ổn định khi tiếp xúc với hóa chất.
- Khả năng cách nhiệt và tính vật lý không thay đổi sau khi thấm dầu, nước và được làm khô lại.
Ứng dụng của bông gốm Ceramic rộng rãi và đa dạng :
- Dùng cho lò nung và lò chịu lửa.
- Bọc nồi hơi cách nhiệt, đường ống.
- Cách nhiệt cửa lò nung.
- Chống cháy cho xây dựng và công nghiệp
4. Tính chống cháy của vật liệu bông khoáng (RockWool)
Bông khoáng là loại vật liệu được chế tạo từ sợi bông khoáng tổng hợp, có cấu trúc gần giống như len. Tính chống cháy của bông khoáng nhờ vào các túi khí nhỏ được hình thành trong quá trình liên kết các sợi bông khoáng. Chân không là môi trường có tính dẫn nhiệt, truyền âm thanh rất kém nên sản phẩm có khả năng cách nhiệt rất cao.
Bông khoáng thường được ứng dụng trong việc sản xuất cửa thép chống cháy, vách ngăn chống cháy, dùng làm tường hút âm cho phòng karaoke, phòng thu âm,…
=>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: Vật liệu bông khoáng
5. Tính chống cháy của tấm ERON chống cháy
Tấm ERON chống cháy Gỗ Việt là tấm làm bằng nguyên liệu chính là MgO kết hợp với các loại phụ gia không gây độc hại cho môi trường và người sử dụng, tấm được bao phủ bên ngoài hai lớp vải không dệt và lưới thủy tinh chống cháy, có tác dụng chịu được nhiệt, lửa, nước.
Do đó, loại vật liệu này thường được dùng trong việc trang trí nội thất như: Trần, Vách ngăn, sàn chống cháy. Ngoài ra tấm ERON còn được dùng làm cửa, vách, cột, dầm chống cháy.
=>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: tấm ERON chống cháy
6. Tính chống cháy của vật liệu sơn chống cháy
Sơn chống cháy là loại vật liệu chống cháy có dạng nước sơn, được chế tạo từ hợp chất Acrylic, vỏ trấu hoặc Epoxy và các chất phụ gia khác.
Sơn chống cháy có thể sử dụng cho các bề mặt gỗ và thép.
- Sơn chống cháy cho gỗ tồn tại ở hai dạng là nước sơn có màu và nước sơn trong suốt. Sản phẩm có tác dụng bảo vệ bề mặt gỗ khỏi những tác động từ nhiệt độ trong khoảng từ 30 đến 60 phút.
- Sơn chống cháy cho thép ở nhiệt độ 150 độ C sẽ phản ứng và tạo ra Axit Photphoric có tác dụng cách nhiệt tốt. Ở nhiệt độ trên 300 độ C sẽ tạo thành những loại khí không bắt lửa và những lớp bọt dạng tổ ong, có đặc tính cách nhiệt. Khi nhiệt độ đạt đến 500 độ C, sơn sẽ tạo ra một hợp chất dạng gốm, bám chặt vào bề mặt sắt, thép. Nhiệt độ đạt đến mức 1000 độ C, sơn sẽ tạo ra các chất kết dính có vai trò giảm bớt nhiệt độ của sắt, thép.
=>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: Sơn chống cháy
Trên đây là những thông tin chi tiết về tính chống cháy của vật liệu được ứng dụng trong xây dựng và đời sống ngày nay. Để bảo vệ an toàn cho gia đình mình, hãy chọn lựa sử dụng các loại vật liệu chống cháy chất lượng nhất tại Gỗ Việt bạn nhé!